Blog tổng hợp. Biết cái gì share hết mình cái nấy!

tháng 12 2016



Đã bao giờ bạn rơi vào tình trạng tự hủy hoại hiệu suất của mình chưa? Nguyên nhân của hành vi tiêu cực đó là gì? Sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ biết mình cần làm gì để thay đổi tình trạng đó.

Bạn đã bao giờ khổ sở vì không có khả năng hoàn thành đủ việc chưa? Bạn dần bị căng thẳng do quá tải, rồi đột nhiên mất ngủ và phải chống chọi với cảm giác mình là kẻ thất bại. Tệ hơn nữa, lo âu thường xuyên còn ngăn chặn khả năng hoàn thành công việc của bạn, do vậy bạn hoàn thành ít việc hơn và lo lắng dần trở thành một cái vòng luẩn quẩn.

Sự thật cay đắng đó là có thể bạn đang tự cản trở chính mình. Bạn đang tự hủy hoại bản thân và hiệu suất của mình. Nhưng tại sao bạn lại làm điều đó?

Tại Sao Bạn Tự Hủy Hoại Bản Thân?

Khái niệm tự hủy hoại hoặc tự cản trở bản thân là một thuật ngữ dùng cho những lúc bạn cố ý thực hiện một hành động ngăn cản mình tiến bộ. Nói đơn giản, tự hủy hoại bản thân là khi một phần tính cách của bạn hành xử mâu thuẫn với một phần tính cách khác của bạn.

Một ví dụ kinh điển của việc này là lãng phí 1 tiếng lướt Facebook trong khi thời hạn dự án công việc thì rất gần kề. Thường thì bạn không thể giải thích tại sao mình làm như vậy, nhưng bạn vẫn ngồi đó, truy cập mạng xã hội lần nữa vào phút chót.

Thú vị thay, các cuộc nghiên cứu đã liên kết hành vi tự hủy hoại với tự bảo vệ bản thân. Về cơ bản, khi bạn làm điều gì đó ngược lại với điều bạn nên làm, bạn đã tự cho mình một yếu tố bên ngoài để đổ lỗi. Thay vì tự trách về bất kỳ “thất bại” nào mình có thể gánh vác, giờ đây bạn đã có một lối thoát hoặc lý do khác để giải thích vì sao bạn không hoàn thành việc gì đó.

Theo cách diễn giải này, thất bại của bạn không phải là hậu quả của việc bạn không có năng lực. Thay vào đó, nó là kết quả của việc bạn “chọn” tập trung năng lượng vào nơi khác. Trong tình huống này, lòng tự trọng của bạn không bị ảnh hưởng.
Hành vi tự hủy hoại bản thân có vẻ hợp lý, nhưng điều đó không có nghĩa bạn đang làm việc gì có ích cho mình. 

Tác Động Lâu Dài Của Việc Tự Hủy Hoại Bản Thân

Một số nghiên cứu cho thấy hành vi tự hủy hoại bản thân dẫn đến một vòng lặp động lực tiêu cực. Nói cách khác, càng mắc kẹt vào hành vi tự hủy hoại, bạn càng ít có động lực hơn khi cần hoàn thành một việc vào lần tới.

Mỗi lần nỗ lực thất bại, bạn lại “chứng minh” rõ ràng với bản thân rằng mình không có khả năng hoàn thành công việc. Kiểu hành vi này có thể có tác động lâu dài đến hiệu suất của bạn.

Ngoài ra, bạn còn thường xuyên có nguy cơ làm việc với phẩm chất thấp. Nếu vì trì hoãn mà bạn buộc mình làm việc với thời hạn sát sao như vậy, thì bạn biết rằng kết quả lẽ ra có khả năng tốt hơn nhiều. Vài nghiên cứu còn liên kết bộ não của những người có mức độ tự hủy hoại cao với bệnh trầm cảm.

Làm Thế Nào Để Chấm Dứt Hành Vi Tự Hủy Hoại

Hầu hết các hành vi tự hủy hoại biểu hiện qua hình thức trì hoãn “xưa như trái đất”, một hành vi không còn xa lạ với bất kỳ ai. Có một vài cách giải quyết giúp bạn thoát khỏi vòng lặp trì hoãn mang tính tự hủy hoại.

1. Tập trung hoàn toàn trong khoảng thời gian ngắn

Kỹ thuật Pomodoro là phương pháp tập trung cao độ mỗi lần 25 phút. Khi đặt giới hạn thời gian cố định cho công việc, bạn dễ tập trung hoàn toàn và buộc mình không kiểm tra Facebook. Thêm vào đó, nhiều người ủng hộ Pomodoro nói rằng họ thường thấy mình tiếp tục tập trung lâu hơn khoảng thời gian 25 phút đã ấn định, vì họ đã bước vào trạng thái tập trung thành công.

2. Thay đổi môi trường quanh bạn

Vô số nghiên cứu cho thấy môi trường xung quanh ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bạn theo nhiều cách tinh vi. Lấy ví dụ, bạn có biết sự khác biệt rõ ràng về cảm xúc khi làm việc đối diện bức tường màu xanh so với bức tường màu đỏ? Hoặc nhiệt độ máy điều hòa có thể góp phần làm giảm hiệu suất.

3. Ghi lại những thời điểm bạn làm việc với hiệu suất cao nhất và thấp nhất

Hãy thử vài cách thức sáng tạo để tập trung vào những thời điểm bạn hiệu quả nhất trong ngày. Mọi người đều khác nhau, và cách duy nhất để biết “giờ vàng” của bạn là chăm chỉ ghi lại những khoảng thời gian bạn có hiệu suất cao nhất và thấp nhất trong một vài ngày. Để thực hiện theo cách này, bạn nên tận dụng bảng tính và biểu đồ. Khi hiểu bản thân mình hơn, bạn sẽ có thể tận dụng những thời điểm hiệu quả đó và nghỉ ngơi khi cần thiết.

4. Sử dụng quy tắc 2 phút

Chuyên gia về hiệu suất James Clear ủng hộ quy tắc 2 phút. Triết lý của anh là nếu một công việc mất ít hơn 2 phút để hoàn thành thì bạn nên làm việc đó ngay. Như vậy, bạn có thể xử lý những việc nhỏ mà mình liên tục trì hoãn. Anh cũng chia sẻ về việc bắt đầu thói quen mới, mỗi lần chỉ thực hiện thói quen đó trong 2 phút. Bằng cách đó, bạn sẽ không trì hoãn việc bắt đầu. Theo anh, thường thì bạn sẽ tiếp tục lâu hơn 2 phút đã ấn định.

5. Tắt thông báo điện thoại và giới hạn số lượng thẻ trong trình duyệt

Nghe có vẻ khó, nhưng các nghiên cứu cho thấy mỗi một tiếng thông báo nhỏ đều phá hủy khả năng tập trung của bạn. Điện thoại có lẽ là vật dụng có khả năng thôi thúc bạn tự hủy hoại nhiều nhất, và tệ hơn, khoa học nói rằng việc kiểm tra điện thoại là cách giúp bạn cải thiện tâm trạng tạm thời. Chú ý: khoa học cũng nói rằng sự cải thiện này không kéo dài.

Các thẻ trong trình duyệt cũng góp phần gây ra sự thiếu tập trung và là một trong những thủ phạm dễ khiến bạn tự hủy hoại nhất. Các thẻ “xếp hàng” sẵn, chờ bạn ấn chuột và truy cập những nơi gọi chung là“những việc bạn không nên làm lúc này.”

Tự hủy hoại bản thân thường là kết quả của cảm nhận tiêu cực về bản thân mà bạn vốn có. Việc điều chỉnh hành vi và thói quen có thể thay đổi cách bạn nhìn nhận bản thân và hiệu suất của bạn một cách hiệu quả. Càng cảm thấy tích cực về khả năng của mình, bạn càng ít có khả năng tự cản trở mình thành công.

📝 Sưu tầm

Tùy biến giao diện cho blog là một chủ đề được rất nhiều bạn quan tâm và tìm hiểu . Một trong những code làm cho giao diện của các bạn trở nên chuyên nghiệp hơn rất nhiều đó là code đăng kí nhận bài viết qua email. Tùy biến này vừa làm cho trang Blog của chúng ta đẹp mắt hơn và nó còn có khả năng thu hút người đọc quay lại Blog. Hôm nay tôi có sưu tầm 1 típ chia sẻ đến các bạn cách tạo box đăng kí nhận bài viết bên góc phải (trái) cho Blogspot
Ảnh minh họa :

Code đăng kí nhận bài viết qua Email góc phải cho Blogspot 
<script type="text/javascript">
function hide_float_right() {
var content = document.getElementById('float_content_right');
var hide = document.getElementById('hide_float_right');
{content.style.display = "block"; hide.innerHTML = '<a href="javascript:hide_float_right()">[X]</a>'; }
if (content.style.display == "none")
else { content.style.display = "none"; hide.innerHTML = '<a href="javascript:hide_float_right()">Đăng kí mail...</a>';
} } </script> <style> .float-ck { position: fixed; bottom: 0px; z-index: 9000}
* html .float-ck {position:absolute;bottom:auto;top:expression(eval (document.documentElement.scrollTop+document.docum entElement.clientHeight-this.offsetHeight-(parseInt(this.currentStyle.marginTop,10)||0)-(parseInt(this.currentStyle.marginBottom,10)||0))) ;}
#float_content_right {border: 1px solid #01AEF0;} #hide_float_right {text-align:right; font-size: 12px;} #hide_float_right a {background: #01AEF0; padding: 3px 6px; color: #FFF;} </style> <div class="float-ck" style="right: 0px" > <div id="hide_float_right"> <a href="javascript:hide_float_right()">[X]</a></div> <div id="float_content_right">
height: 95px !important;
<!-- Start quang cao--> <style> #twist-blogger-sbox-v2 { padding: 0; padding-bottom: 5px; font-family: Arial,Helvetica; display: block; margin: 0; width: 100%; border-radius: 1px; border: 0; background: #363636; } #twist-blogger-sbox-v2 .main_tagline { padding: 0px 0px; line-height: 2.5em; font-size: 26px; margin: 0; overflow: hidden;
#twist-blogger-sbox-v2 p {
font-weight: normal; color: #FFF; text-align: center; border: 0; background-color: #FF5959; } #twist-blogger-sbox-v2 .email_icon { display: table; margin: -35px auto 0px; font-size: 25px; padding: 12px; height: 25px; width: 25px; background-color: #363636; color: #FFF; border-radius: 50px; border: 10px solid #FFFFFF; line-height: 0; } font-size: 15px;
font-size: 13px;
color: #F9F9F9; text-shadow: 0px -1px 0px #000; line-height: 27px; padding: 5px 10px 5px; text-align: center; width: 80%; margin: 5px auto 20px; border-bottom: 2px solid #6A6A6A; border-radius: 20px; } #twist-blogger-sbox-v2 .rssform { padding: 0; margin: 0 auto; display: block; } #twist-blogger-sbox-v2 .rssform input { padding: 8px; margin: 20px auto 15px; color: #000;
#twist-blogger-sbox-v2 .rssform .button {
text-align: center; display: block; font-family: Arial,Helvetica; font-weight: normal; width: 90%; height: 38px; text-transform: uppercase; outline: none !important; border: 1px solid #FFFFFF; border-radius: 1px; background-color: #FCFCFC; box-sizing: border-box !important; } #twist-blogger-sbox-v2 .rssform .button:hover { background: #000000; } background: #FF5959; color: white!important;
background: url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiVId_WYix3CGoJjxNGPnNdv058dbYrB6Ay26R6WFmOAw9J1h3Jp3rjX9_TTJVwlGhrFxOxYD07TZZZv4LioADjU5pWrinh7ga7r3sWO64ndC2UyytSNVVwKMEGmWXIZPH4k68IbtN8guU/s1600/Lock-twistblogger.png) no-repeat 3% -2px;
border: 1px solid #FFFFFF; margin-top: 15px; outline: none !important; transition: all .3s ease-in-out; padding: 5px 2px !important; float: none; text-transform: uppercase; font-size: 18px; font-weight: normal; cursor: pointer; } #twist-blogger-sbox-v2 .bottom_lock_policy { color: #959595; text-align: center; font-size: 12px; margin: 0; padding: 3px; line-height: 25px; }
#twist-blogger-sbox-v2 .social_profiles a {
#twist-blogger-sbox-v2 .bottom_lock_policy a { color: #959595; text-decoration: none !Important; } #twist-blogger-sbox-v2 .social_profiles { line-height: 1.2em; display: table; float: none; margin: 0px auto; text-align: center; min-width: 157px; padding: 5px 0px; border: 0; } #twist-blogger-sbox-v2 .social_profiles a:hover { color: #FFF; background-color: #FF5959; border-color: #FFF; } color: #000000; margin: 0 5px;
<div class="main_tagline">Đăng kí nhận tin</div><div class="email_icon"><i class="fa fa-envelope"></i></div>
text-align: center; float: left; display: table; padding: 4px 5px; background-color: #FFFFFF; border-radius: 50px; border: 2px solid #2D2D2D; width: 15px; height: 15px; line-height: 0; font-size: 16px; transition: all 0.3s ease-in-out; -webkit-transition: all 0.3s ease-in-out; } #twist-blogger-sbox-v2 form { margin-bottom: 10px !important; } </style> <div id="twist-blogger-sbox-v2">
<input type="hidden" value="vietmkt360com" name="uri" />
<p>Nhập ngay Email để nhận bài viết mới nhất</p> <div class="rssform"> <form action="http://feedburner.google.com/fb/a/mailverify" method="post" target="popupwindow" onsubmit="window.open('http://feedburner.google.com/fb/a/mailverify?uri=vietmkt360com', 'popupwindow', 'scrollbars=yes,width=550,height=520');return true"> <input type="text" name="email" placeholder="Enter your email address..." />
</div></div>
<input type="hidden" name="loc" value="en_US" /> <input value="Đăng kí ngay" class="button" type="submit" /> </form> </div> <!-- End quang cao --> </div>

Cách thực hiện :
1. Đăng nhập Blogger
2. Chọn Bố cục ---> Thêm tiện ích HTML/Javascript
3. Dán code bên dưới vào
hay đổi các chỗ mình đổi màu cho phù hợp với blog của bạn
4. Lưu lại và xem kết quả
Có gì thắc mắc các bạn comment bên dưới mình sẽ trả lời ngay nhé !
Chúc các bạn thành công

Nguồn: Vietmkt360


Cách tạo Popup Like Facebook/Fanpage cho Blogspot chuyên nghiệp

Cách thực hiện :
1. Đăng nhập Blogger
2. Chọn Bố cục ---> Thêm tiện ích HTML/Javascript
3. Dán code bên dưới vào:
<script src='http://ajax.googleapis.com/ajax/libs/jquery/1.7.2/jquery.min.js' type='text/javascript'></script>
<style>
#fbox-background {
    display: none;
    background: rgba(0,0,0,0.8);
    width: 100%;
    height: 100%;
    position: fixed;
    top: 0;
    left: 0;
    z-index: 99999;
}

#fbox-close {
    width: 100%;
    height: 100%;
}

#fbox-display {
    background: #eaeaea;
    border: 5px solid #3a5795;
    width: 340px;
    height: 230px;
    position: absolute;
    top: 32%;
    left: 37%;
    -webkit-border-radius: 5px;
    -moz-border-radius: 5px;
    border-radius: 5px;
}

#fbox-button {
    float: right;
    cursor: pointer;
    position: absolute;
    right: 0px;
    top: 0px;
}

#fbox-button:before {
    content: "CLOSE";
    padding: 5px 8px;
    background: #3a5795;
    color: #eaeaea;
    font-weight: bold;
    font-size: 10px;
    font-family: Tahoma;
}

#fbox-link,#fbox-link a.visited,#fbox-link a,#fbox-link a:hover {
    color: #aaaaaa;
    font-size: 9px;
    text-decoration: none;
    text-align: center;
    padding: 5px;
}
</style>
<script type='text/javascript'>
//<![CDATA[
jQuery.cookie = function (key, value, options) {
// key and at least value given, set cookie...
if (arguments.length > 1 && String(value) !== "[object Object]") {
options = jQuery.extend({}, options);
if (value === null || value === undefined) {
options.expires = -1;
}
if (typeof options.expires === 'number') {
var days = options.expires, t = options.expires = new Date();
t.setDate(t.getDate() + days);
}
value = String(value);
return (document.cookie = [
encodeURIComponent(key), '=',
options.raw ? value : encodeURIComponent(value),
options.expires ? '; expires=' + options.expires.toUTCString() : '', // use expires attribute, max-age is not supported by IE
options.path ? '; path=' + options.path : '',
options.domain ? '; domain=' + options.domain : '',
options.secure ? '; secure' : ''
].join(''));
}
// key and possibly options given, get cookie...
options = value || {};
var result, decode = options.raw ? function (s) { return s; } : decodeURIComponent;
return (result = new RegExp('(?:^|; )' + encodeURIComponent(key) + '=([^;]*)').exec(document.cookie)) ? decode(result[1]) : null;
};
//]]>
</script>
<script type='text/javascript'>
jQuery(document).ready(function($){
if($.cookie('popup_facebook_box') != 'yes'){
$('#fbox-background').delay(5000).fadeIn('medium');
$('#fbox-button, #fbox-close').click(function(){
$('#fbox-background').stop().fadeOut('medium');
});
}
$.cookie('popup_facebook_box', 'yes', { path: '/', expires: 7 });
});
</script>
<div id='fbox-background'>
<div id='fbox-close'>
</div>
<div id='fbox-display'>
<div id='fbox-button'>
</div>
<iframe allowtransparency='true' frameborder='0' scrolling='no' src='//www.facebook.com/plugins/likebox.php?
href=https://www.facebook.com/GocChiaSeViet&width=402&height=255&colorscheme=light&show_faces=true&show_border=false&stream=false&header=false'
style='border: none; overflow: hidden; background: #fff; width: 339px; height: 200px;'></iframe>
<div id="fbox-link">Powered by <a style="padding-left: 0px;" href="http://vietmkt360.com" rel="nofollow">Vietmkt360.com</a></div>
</div>
</div>

Thay https://www.facebook.com/GocChiaSeViet thành link Facebook/Fanpage của các bạn
4. Lưu lại và xem kết quả !
Nguồn: Vietmkt360


Mến chào cả nhà, tôi cũng đang tập tành sử dụng blog cũng đang nghiên cứu về công việc này. Trải nghiệm Blogspot trong một thời gian mò mẩm tôi cũng thấy khá là hay, rất phù hợp với các bạn SEO hướng giá trị nội dung đến với khán thính giả.

Ngày hôm nay tôi xin chia sẻ đến quý đọc giả 1 Tips nhỏ cách tạo hộp thoại thông báo trên blogspot mà tôi đã sưu tầm nhừ Blogger Gốc Việt.

Việc tạo 1 hộp thoại nhỏ cho blog để thông báo 1 sự kiện hoặc 1 vấn đề nào đó cho blog xem ra cũng khá cần thiết cho blog. Có nó ta sẽ không phải mất công viết hẳn 1 bài viết để thông báo (nếu như nó sự kiện đó không cần phải dùng 1 bài viết để thông báo). Thay vào đó ta chỉ cần hiển thị 1 đoạn text nhỏ là được.

Một vài thông tin về hộp thông báo nhỏ này:
- Hiển thị được nhiều thông báo.
- Các thông báo sẽ hiển thị random (ngẫu nhiên) sau mỗi lần load trang.
- Có button cho phép đóng phần thông báo lại.

Hình ảnh minh họa:

- Để cho chọn vị trí hợp lý, mình khuyên các bạn nên đặt hộp thông báo này ở phần header của blog.
- Sau khi xác định được vị trí đặt hộp thông báo, các bạn tạo 1 widget HTML/Javascript và dán code bên dưới vào :
<style type="text/css">
#thbao {
padding:6px 0;
border-bottom:1px solid #e6dac3;
}

#thbao-margin {margin: 0 auto;}
.thbao-container {
width:705px;
border: 1px solid #f2b768;
padding: 4px;
font-size:90%;
}
.thbao-header {
background: #ff6734;
color: white;
border:1px solid #ffa789;
padding: 5px 10px;
white-space: nowrap;
}
.thbao-body {
background: #fae9c8;
padding: 5px 10px;
width: 99%;
}
.thbao-close {
float: right;
margin-right: -5px;
}
</style>

<script language="JavaScript">
function hideitem() {
document.getElementById("thbao").style.display="none";
}
//<![CDATA[
thbao = new Array(3);
thbao[0]='{Nội dung đoạn thông báo thứ 1}';
thbao[1]='{Nội dung đoạn thông báo thứ 2}';
thbao[2]='{Nội dung đoạn thông báo thứ 3}';
thbao[3]='{Nội dung đoạn thông báo thứ 4}';

tbindex = Math.floor(Math.random() * thbao.length);
//]]>
</script>

<div id="thbao">
<div id="thbao-margin" class="thbao-container">
<table cellspacing="0" cellpadding="0">
<tbody>
<tr>
<td class="thbao-header"><b>Note</b></td>
<td class="thbao-body">
<a href="#" class="thbao-close" onclick="hideitem()"><img src="http://www.blogger.com/img/close.png" alt="Đóng lại" /></a>
<span class="thbao-text">

<script type="text/javascript">
document.write(thbao[tbindex]);
</script>

</span>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
</div>
</div>

- Đầu tiên là việc chỉnh sửa lại code CSS:
Các bạn có thể xem hình minh họa bên dưới rồi thay đổi lại các giá trị của nó để cho hộp thông báo phù hợp với blog của bạn, chủ yếu là chỉnh lại các giá trị màu sắc và kích thước.
- Tiếp theo là chỉnh lại code javascript:
Ta thấy có đoạn code như thế này :

thbao = new Array(3);
thbao[0]='{Nội dung đoạn thông báo thứ 1}';
thbao[1]='{Nội dung đoạn thông báo thứ 2}';
thbao[2]='{Nội dung đoạn thông báo thứ 3}';
thbao[3]='{Nội dung đoạn thông báo thứ 4}';

Tất cả nội dung của thông báo phải cho vào dấu nháy đơn. Nội dung hiển thị thông báo cho phép sử dụng thẻ HTML. Ở trên là code mẫu cho 4 đoạn thông báo, nếu là 5 đoạn các bạn chỉ việc thêm vào như code bên dưới :

thbao = new Array(4);
thbao[0]='{Nội dung đoạn thông báo thứ 1}';
thbao[1]='{Nội dung đoạn thông báo thứ 2}';
thbao[2]='{Nội dung đoạn thông báo thứ 3}';
thbao[3]='{Nội dung đoạn thông báo thứ 4}';
thbao[4]='{Nội dung đoạn thông báo thứ 5}';


Như vậy đã hoàn thành. Chúc các bạn thành công.


Ba phút cuối cùng của ngày, những đứa trẻ thường nằm hồi tưởng lại về những sự việc đã diễn ra trong ngày sau khi bố mẹ chúc ngủ ngon và cố nhắm mắt lại để ngủ. Nhưng bạn đừng để trẻ cảm thấy chỉ có một mình trong những suy nghĩ của mình. Hãy tạo ra một thói quen tốt vào mỗi tối trước khi đi ngủ vì điều này mang lại giá trị rất lớn đối với mọi đứa trẻ.

Những câu chuyện trước khi đi ngủ, những trò chơi ngốc nghếch, những bài hát cả mẹ và con cùng ngân nga hay xoa lưng, massage cho con… đến khi trẻ cảm thấy buồn ngủ hơn sẽ mang đến cho con một giấc ngủ say và nhiều giấc mơ đẹp. Bạn hoàn toàn cũng có thể sử dụng khoảng thời gian quý giá, thân mật này để giải quyết những mâu thuẫn trong ngày, kiểu như: “Có vẻ như lúc tối mẹ đã hơi nóng giận khi quát con!”… Nhờ vậy trẻ sẽ có cảm giác mình được bù đắp hơn, cả hai có thể thoải mái nhận lỗi của mình và cùng cố gắng để hoàn thiện hơn trong những ngày sau.

Tất nhiên, trong 9 phút quan trọng này, hãy làm mọi việc dựa trên nền tảng cơ bản mà bạn sẵn có là tình yêu thương và sự chân thành dành cho con cái mình. 9 phút chẳng là bao trong một ngày có đến tận 24 tiếng của bạn, nhưng nếu bạn để ý một chút và trích ra khoản nhỏ này, “đầu tư” đúng cách cho con thì sẽ mang lại thay đổi cực kỳ to lớn ở mỗi một đứa trẻ.
Sưu tầm

Vào mùa hè năm 1830, Victor Hugo phải đối mặt với thời hạn nộp bài bất khả thi. Một năm trước, đại văn hào người Pháp đã thỏa thuận với nhà xuất bản rằng ông sẽ viết quyển sách mới với tựa đề The Hunchback of Notre Dame.

Thay vì viết sách, Hugo dành cả năm sau đó theo đuổi những công việc khác, tiếp đãi khách và trì hoãn việc sáng tác. Nhà xuất bản của Hugo tỏ ra khó chịu vì ông cứ trì hoãn hết lần này đến lần khác và rồi đáp trả bằng cách đặt ra một thời hạn nộp tác phẩm khó hoàn thành. Họ yêu cầu Hugo hoàn thành quyển sách vào tháng Hai năm 1831 – thời hạn còn lại chưa đến 6 tháng.

Hugo lập ra một kế hoạch nhằm đánh bại sự trì hoãn. Ông thu gom toàn bộ quần áo, đem ra khỏi phòng ngủ, bỏ vào rương và khóa lại. Trên người ông không còn gì khác ngoài một chiếc khăn choàng lớn. Khi không có quần áo phù hợp nào để ra ngoài, Hugo không còn bị cám dỗ bởi việc rời khỏi căn nhà và bị xao nhãng nữa. Lựa chọn duy nhất của ông là ở lại trong nhà và viết lách.

Chiến thuật của ông đã có tác dụng. Hugo chú tâm vào việc viết lách mỗi ngày và hăng say sáng tác trong suốt mùa thu và mùa đông năm 1830. Tác phẩm The Hunchback of Notre Dame được xuất bản vào ngày 14 tháng 1 năm 1831, sớm hơn thời hạn 2 tuần.

Akrasia – Vấn Đề Từ Cổ Chí Kim

Nhân loại đã biết đến sự trì hoãn suốt nhiều thế kỷ. Ngay cả các nghệ sĩ sáng tác nhiều như Victor Hugo cũng không hề “miễn nhiễm” với những yếu tố gây xao nhãng trong cuộc sống thường ngày. Thật ra, thói quen này kéo dài đến mức những hiền triết người Hy Lạp cổ đại đã tìm ra một từ diễn tả kiểu hành vi này: Akrasia.

Akrasia là trạng thái hành động mà không biết chắc việc đó có nên làm hay không. Tức là bạn làm việc này dù biết mình nên làm việc khác. Akrasia có thể được tạm dịch là sự trì hoãn hoặc thiếu tự chủ. Nó chính là yếu tố cản trở bạn theo đuổi đến cùng những gì mình đã bắt đầu.

Tại sao Victor Hugo lại cam kết viết quyển sách rồi sau đó lần lữa suốt một năm? Tại sao ta lập kế hoạch, đưa ra thời hạn và cam kết đạt mục tiêu, nhưng sau đó lại chẳng theo đuổi đến cùng?

Tại Sao Ta Lập Kế Hoạch Nhưng Lại Không Hành Động?

Một cách giải thích cho việc vì sao akrasia lại làm chủ cuộc sống của chúng ta và ta cứ bị cuốn vào sự trì hoãn có liên quan đến một thuật ngữ trong kinh tế học hành vi được gọi là: “tính không đồng nhất về thời gian”. Thuật ngữ trên nói về xu hướng của não bộ con người trong việc coi trọng phần thưởng trước mắt hơn phần thưởng trong tương lai.

Khi bạn lập ra những kế hoạch cho bản thân – chẳng hạn như đặt mục tiêu giảm cân, viết một quyển sách hay học một ngôn ngữ mới – thật ra bạn đang lập ra kế hoạch cho mình trong tương lai. Bạn đang hình dung về cuộc sống mà mình mong muốn trong tương lai và khi nghĩ về tương lai, não bộ của bạn dễ dàng nhìn thấy giá trị của việc bắt tay vào hành động cùng những lợi ích lâu dài.

Tuy nhiên, đến khi phải quyết định, bạn không còn đưa ra sự lựa chọn cho phiên bản tương lai của mình nữa. Lúc này bạn đang ở hiện tại và não bộ chỉ nghĩ về phiên bản của bạn trong hiện tại. Và các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng phiên bản ở thời điểm hiện tại thích phần thưởng trước mắt chứ không phải lợi ích lâu dài. Đây chính là lí do vì sao có thể bạn đi ngủ trong tâm trạng hào hứng tạo ra sự thay đổi trong cuộc sống, nhưng khi thức dậy lại thấy mình trở về với những thói quen cũ. Não bạn chỉ đánh giá cao những lợi ích lâu dài khi những lợi ích đó vẫn ở tương lai, nhưng nó sẽ đánh giá cao phần thưởng trước mắt lúc nó đang ở thời điểm hiện tại.

Đây chính là lí do vì sao khả năng chống lại cám dỗ của lợi ích trước mắt lại có thể dự đoán chính xác thành công trong cuộc sống. Nắm được cách chống lại sự hấp dẫn của phần thưởng trước mắt – nếu không thể duy trì thì ít nhất thỉnh thoảng cũng phải thực hiện – sẽ giúp bạn kết nối khoảng cách giữa vị trí bạn đang đứng hiện tại và nơi bạn muốn đến.

💊 Liều Thuốc Cho Akrasia: 3 Cách Đánh Bại Sự Trì Hoãn.

Sau đây là 3 cách giúp bạn vượt qua hiệu ứng akrasia, đánh bại sự trì hoãn, và theo đuổi đến cùng những gì mình đã bắt tay vào thực hiện.

Chiến thuật 1: Lên kế hoạch cho hành động trong tương lai.

Khi Victor Hugo cất hết quần áo rồi khóa lại để có thể tập trung vào viết lách, ông đã tạo ra một thứ mà các nhà tâm lý gọi là “chiến lược ràng buộc”. Chiến lược ràng buộc là chiến lược giúp cải thiện hành vi bằng cách gia tăng các trở ngại hoặc hậu quả của những hành vi xấu, hoặc giảm thiểu mức nỗ lực cần bỏ ra để thực hiện hành vi tốt.

Bạn có thể kiềm chế thói quen ăn uống trong tương lai bằng cách mua thực phẩm được đóng thành từng gói rời thay vì gói lớn. Bạn có thể ngưng lãng phí thời gian sử dụng điện thoại bằng cách xóa hết các trò chơi hoặc ứng dụng truyền thông xã hội. Bạn có thể giảm khả năng ngồi chuyển hết kênh này đến kênh khác một cách vô ích bằng cách giấu ti-vi vào tủ và chỉ lấy ra vào những ngày có trận đấu lớn. Bạn có thể tạo quỹ khẩn cấp bằng cách cài đặt tự động chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm. Đây chính là những chiến lược ràng buộc.

Tuy tình huống khác nhau, nhưng thông điệp lại như nhau: chiến lược ràng buộc có thể giúp bạn lên kế hoạch cho những hành động trong tương lai. Tìm cách tự động hóa hành vi của mình trước thay vì dựa vào sức mạnh ý chí trong hiện tại. Hãy trở thành kiến trúc sư cho những hành động trong tương lai của mình chứ đừng là nạn nhân của những hành động đó.

Chiến thuật 2: Giảm mâu thuẫn của việc bắt tay vào làm.

Cảm giác dằn vặt và khó chịu của việc trì hoãn thường tồi tệ hơn nỗi khổ khi thực hiện công việc. Theo lời Eliezer Yudkowsky, “Lúc nào cũng vậy, giữa quá trình thực hiện công việc thường dễ chịu hơn so với giai đoạn trì hoãn.”

Vậy tại sao ta vẫn cứ trì hoãn? Vì cái khó không nằm ở quá trình thực hiện công việc mà ở thời điểm bắt đầu. Chướng ngại mâu thuẫn khiến ta lần lữa không bắt tay vào hành động thường chủ yếu xảy ra vào lúc bắt đầu một hành vi. Một khi đã bắt tay vào việc, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi thực hiện công việc. Đây chính là lí do vì sao xây dựng thói quen bắt đầu hành động khi dự định tập một thói quen mới lại thường quan trọng hơn việc lo lắng xem bạn có thành công hay không.

Bạn cần phải liên tục thu nhỏ mức độ những thói quen xấu của mình. Hãy dồn tất cả nỗ lực và năng lượng vào việc xây dựng một thói quen và tạo điều kiện cho mình bắt đầu thực hiện nó một cách dễ dàng nhất có thể. Đừng lo lắng về kết quả cho đến khi đã thuần thục khả năng duy trì thói quen. 

Chiến thuật 3: Áp dụng những ý định thực hiện.

Ý định thực hiện là khi bạn nêu rõ ý định thực hiện một hành vi cụ thể vào một thời điểm xác định trong tương lai. Ví dụ, “Mình sẽ tập thể dục ít nhất 30 phút vào [ngày tháng] tại [địa điểm] lúc [thời gian].” Có hàng trăm nghiên cứu thành công chứng minh được những tác động tích cực của ý định thực hiện đối với mọi thứ từ thói quen tập thể dục đến tiêm thuốc phòng bệnh cúm. Trong nghiên cứu về tiêm phòng cúm, các nhà nghiên cứu đã xem xét một nhóm 3.272 nhân viên của công ty Midwestern và khám phá ra rằng nhân viên nào viết ra ngày tháng và thời gian cụ thể mà họ dự định đi tiêm ngừa có xu hướng thực hiện theo đúng kế hoạch vào những tuần sau đó cao hơn rất nhiều.

Nói rằng việc lên lịch trước cho mọi việc sẽ tạo ra khác biệt nghe có vẻ đơn giản, nhưng như tôi đã đề cập bên trên, những ý định thực hiện có thể tăng khả năng bạn thực hiện hành động trong tương lai lên gấp 2-3 lần.

Chống Lại Akrasia

Não bộ của ta thích phần thưởng trước mắt hơn lợi ích lâu dài. Đây chỉ là hệ quả của cách mà tâm trí ta hoạt động. Do xu hướng này, ta thường phải dùng đến những chiến thuật điên rồ mới có thể hoàn thành mọi việc – cũng như Victor Hugo cất hết quần áo mới có thể viết sách. Nhưng tôi tin việc dành thời gian xây dựng những chiến lược ràng buộc thế này hoàn toàn xứng đáng nếu bạn xem trọng các mục tiêu.

Aristotle đã đặt ra thuật ngữ trái nghĩa với akrasia là enkrateia. Trong khi akrasia diễn tả xu hướng chúng ta trở thành nạn nhân của sự trì hoãn, enkrateia có nghĩa là “có khả năng làm chủ bản thân”. Hãy lập kế hoạch cho hành động của mình trong tương lai, giảm sự mâu thuẫn của việc bắt đầu thói quen tốt, và áp dụng ý định thực hiện là những bước đơn giản mà bạn có thể làm để giúp mình dễ chịu hơn khi sống một cuộc đời theo xu hướng enkrateia thay vì akrasia.

- Tác giả James Clear -

Hành vi của con người luôn ẩn chứa những tâm lý đặc trưng đầy bất ngờ và thú vị. Sau đây bạn sẽ ngạc nhiên hơn khi hiểu được những hiệu ứng tâm lý khác mà hằng ngày chúng ta vẫn thực hiện chúng mà không nhận ra.

1. Hiệu ứng Hawthorne

Tại công xưởng Hawthorne nằm ở ngoại ô bang Chicago (Mỹ), công nhân thường xuyên nóng giận bất bình cho nên tình hình sản xuất không lý tưởng cho lắm. Sau đó, chuyên gia tâm lý đặc biệt đến đây làm một cuộc thí nghiệm: Trong khoảng thời gian 2 năm, vị chuyên gia này có cuộc trò chuyện riêng với hơn 20.000 công nhân và quy định trong quá trình trò chuyện, vị chuyên gia sẽ nhẫn nại lắng nghe mọi ý kiến và bất mãn của họ đối với công xưởng. Cuộc thí nghiệm đã đem lại kết quả không ngờ: sản lượng của công xưởng đã tăng vượt bậc. Rõ ràng, con người có rất nhiều thắc mắc hoặc bất mãn nhưng không phải lúc nào cũng có thể biểu đạt ra được. Sau khi họ “được nói” thì sẽ có một sự thỏa mãn khi đã phát tiết ra, họ cảm thấy dễ chịu và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

2. Hiệu ứng tăng giảm

Hiệu ứng này trong giao tiếp giữa người với người chính là chỉ: Bất cứ ai cũng đều hy vọng sự yêu thích, ưu tiên của đối phương dành cho mình “không ngừng tăng lên” chứ không phải “không ngừng giảm đi”. Lấy ví dụ, rất nhiều người bán hàng nắm được tâm lý này của khách hàng, trong khi cân món hàng họ luôn lấy một phần nhỏ để lên cân rồi từ từ “thêm vào thêm vào” cho đủ số lượng khách hàng cần, chứ họ không lấy một phần lớn ngay rồi sau đó lại “bớt ra bớt ra”, mặc dù cả hai cách đều vì đạt đến số lượng khách hàng cần nhưng hành động “thêm vào” sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng hơn rất nhiều.

Khi chúng ta phê bình đánh giá trẻ nhỏ thường khó tránh “khen trước, chê sau”. Kỳ thực cách này không lý tưởng lắm, tốt hơn hết là hãy chỉ ra cho chúng thấy những lỗi chúng mắc phải rồi sau đó mới khích lệ chúng bằng những “thành quả” mà chúng đã đạt được, như thế trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu nhận xét của bạn và có thiện chí sửa chữa hơn.

3. Hiệu ứng bươm bướm

Theo nghiên cứu cho thấy, những khí lưu yếu và nhỏ của một con bươm bướm tình cờ vỗ cánh ở Nam bán cầu kết hợp với vô số các nhân tố khác thì sau vài tuần đã biến thành một trận vòi rồng ở bang Texas (Mỹ)! Sau đó các nhà khoa học đã gọi đây là “hiệu ứng bươm bướm” và đưa ra lý luận như sau: Một nhân tố khởi nguồn cực nhỏ nếu trải qua một thời gian nhất định và tác dụng với các nhân tố tham dự khác thì hoàn toàn có thể phát triển thành sức ảnh hưởng cực kỳ lớn và phức tạp.

Hiệu ứng này nói với chúng ta rằng: Đừng bao giờ xem thường những thứ nhỏ bé. Một câu nói, một chuyện, một hành vi nhỏ nếu như đúng đắn sẽ ảnh hưởng tích cực rất lớn, còn nếu sai lệch, võ đoán thì ảnh hưởng tiêu cực cũng lớn như vậy.

4. Hiệu ứng đóng kí hiệu

Trong thế chiến 2, Mỹ do binh lính không đủ nên đã lập một đội các tù nhân trong ngục đưa ra tiền tuyến chiến đấu. Mỹ đặc phát vài chuyên gia tâm lý đến huyến luyện, động viên các tù nhân này và theo họ cùng ra tiền tuyến.

Trong thời gian huấn luyện, các nhà tâm lý thuyết giáo rất nhiều với tù nhân và bắt mỗi người họ mỗi tuần phải viết một lá thư cho người thân nhất của mình. Nội dung trong thư do nhà tâm lý thống nhất chỉ định, thuật rằng: biểu hiện của tù nhân trong ngục tốt như thế nào, tự cải tạo mình như thế nào v.v. Nhà tâm lý yêu cầu họ viết thật tỉ mỉ rồi gửi đi. Sau 3 tháng, các tù nhân ra tiền tuyến, nhà tâm lý lại yêu cầu họ trong thư viết rằng họ đã phục tùng chỉ huy như thế nào, chiến đấu dũng cảm ra sao v.v. Kết quả là, biểu hiện của đội binh tù nhân này không hề thua kém binh lính thực thụ. Họ trở nên giống y như những gì trong thư họ viết. Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng đóng kí hiệu”, còn có tên gọi khác là “hiệu ứng ám thị”.

5. Hiệu ứng ngưỡng vào

Trong cuộc sống hằng ngày có một hiện tượng thế này: Khi bạn nhờ người khác giúp đỡ, nếu vừa mới bắt đầu đã đưa ra yêu cầu quá cao thì rất dễ bị cự tuyệt, ngược lại nếu đầu tiên bạn đưa ra yêu cầu nhỏ thôi, sau khi người khác đồng ý hãy tăng thêm yêu cầu thì sẽ dễ đạt được mục tiêu hơn. Hiện tượng này được các nhà tâm lý học gọi là “hiệu ứng ngưỡng vào”. Hiệu ứng này cũng vận dụng khá hữu hiệu trong giáo dục con cái trong gia đình. Hãy yêu cầu thấp thôi, khi trẻ đã làm đúng rồi, hãy cho chúng sự khẳng định và biểu dương, khích lệ, thế thì những yêu cầu tăng dần sau đó sẽ khiến trẻ vui vẻ thực hiện hơn.

Sưu tầm

Bạn thích siêu motor, tôi cũng thích siêu motor và tôi tin chắc rằng ai cũng thích siêu motor. Đó chính là lý do mà bộ sưu tập này được đưa vào blog của tôi. Bộ sưu tập hình nền HD tổng hợp những siêu motor đẳng cấp, ấn tượng và siêu motor đắc đỏ nhất thế giới làm bạn phải thèm khát muốn được có chúng.









Bạn thích siêu motor, tôi cũng thích siêu motor và tôi tin chắc rằng ai cũng thích siêu motor. Đó chính là lý do mà bộ sưu tập này được đưa vào blog của tôi. Bộ sưu tập hình nền HD tổng hợp những siêu motor đẳng cấp, ấn tượng và siêu motor đắc đỏ nhất thế giới làm bạn phải thèm khát muốn được có chúng.














Bạn thích siêu motor, tôi cũng thích siêu motor và tôi tin chắc rằng ai cũng thích siêu motor. Đó chính là lý do mà bộ sưu tập này được đưa vào blog của tôi. Bộ sưu tập hình nền HD tổng hợp những siêu motor đẳng cấp, ấn tượng và siêu motor đắc đỏ nhất thế giới làm bạn phải thèm khát muốn được có chúng.
















MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget